Cách tiếp cận kinh tế học lý luận Kinh_tế_học

  1. Xem kinh tế như một hệ thống của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó lý thuyết nghiên cứu các biểu hiện bên ngoài của các quá trình kinh tế liên hệ chúng với bản chất xã hội trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Cách tiếp cận này là định hướng của kinh tế chính trị Marxist.
  2. Xem xét quan hệ nhu cầu - tài nguyên với nhận định rằng nhu cầu là vô hạn, còn tài nguyên là hữu hạn. Trên cơ sở đó lý thuyết kinh tế hướng đến việc tìm ra hiệu quả kinh tế thông qua lựa chọn hợp lý các yếu tố hay tổ hợp các yếu tố sản xuất. Cách tiếp cận này là cơ sở nghiên cứu của Kinh tế học hiện tại. Nó định hướng cho nghiên cứu vấn đề phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm. Quá trình phân phối trước hết đối mặt với vấn đề con người: "Ai được sử dụng gì?", sau đó là vấn đề thời gian: "Sử dụng trong hiện tại hay trong tương lai?" Trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường là nơi có thể đưa ra một cách tối ưu quyết định ai, tài nguyên nào và khi nào sử dụng. Kể từ John Maynard Keynes, kinh tế học hiện đại được dung hòa giữa vai trò của thị trường và sự can thiệp của nhà nước.
  3. Xem hệ thống xã hội là tập hợp các quan hệ kinh tế-xã hội mà mục đích của hệ thống đó là tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng xã hội thông qua sử dụng hiệu quả tài nguyên và cách điều hòa hợp lý của nhà nước. Cách tiếp cận này tạo cơ sở nghiên cứu cho kinh tế học định chế.

Hiện nay vẫn chiếm ưu thế là cách tiếp cận về sự khan hiếm tài nguyên. Bởi vì các tài nguyên mà con người có thể sử dụng được là hữu hạn, cho nên con người buộc phải lựa chọn cách sử dụng chúng thế nào để đạt lợi ích lớn nhất.